Nguyên nhân khiến trẻ thấp còi

Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi đang là mối lo của nhiều bậc cha mẹ. Có  nhiều nguyên nhân khiến trẻ thấp còi trong đó chủ yếu bao gồm: thiếu hụt tiết tố tăng trưởng,bệnh thận, suy yếu tuyến giáp, thiếu máu,  có vấn đề về tim, phổi hay do rối loạn tiêu hóa….

Phân tích thực trạng

Các bác sĩ khoa Nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM cho rằng nhiều phụ huynh mắc phải nhầm lẫn khi thấy con chậm phát triển về chiều cao thường cho rằng con mình bị mắc dinh dưỡng, còi xương.

Xin nói rõ thêm chậm phát triển chiều cao sẽ liên quan đến vấn đề về dinh dưỡng, nội tiết, do di truyền hoặc thể trạng.

nguyen nhan khien tre thap coi 01

Hội thảo giúp trẻ thoát khỏi suy dinh dưỡng thấp còi hàng năm

Theo tiêu chuẩn tại Việt Nam thì

  • Chiều cao của trẻ sơ sinh là 48-52 cm.
  • Trong năm đầu tiên trẻ cao lên thêm 20 – 25 cm
  • Năm thứ hai cao thêm 12 cm
  • Năm thứ ba cao tăng thêm 10 cm nữa
  • Tại năm thứ tư tăng thêm là 7 cm.
  • Từ 4 đến 11 tuổi, bé sẽ tăng trung bình khoảng 6 cm/năm.
  • Tại giai đoạn dậy thì, bé gái cao lên khoảng từ 6 – 10 cm /năm, bé trai cao thêm 6,5 – 11 cm.

Nếu bé không đạt mức tăng trưởng như trên thì, cha mẹ nên đưa bé đi khám để có những can thiệp sớm nhất.

Nguyên nhân gây ra chậm lớn, còi xương

  • Thiếu nội tiết tố tăng trưởng hay thiếu hormone tăng trưởng
  • Suy tuyến giáp
  • Tiền sử di truyền từ bố hay mẹ
  • Thai nhi suy dinh dưỡng từ ngay trong bụng mẹ
  • Hội chứng Turner gặp phải khi thiếu một phần hay thiếu toàn bộ nhiễm sắc thể giới tính X trong bộ gen.
  •  Bị mắc Hội chứng Down.
  •  Mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm
  • Trẻ bị mắc bệnh mãn tính: Thận, tim, tiêu hóa hay là bệnh phổi.
  • Hậu quả di chứng khi người mẹ dùng một số thuốc khi có thai
  • Dinh dưỡng không đủ chất
  • Một số trẻ nếu không thuộc những trường hợp trên được đưa vào nhóm không xác định rõ nguyên nhân. Những trường hợp như thế được gọi là thấp vô căn.

Vì thế gia đình cần phải theo dõi dựa theo biểu đồ tăng trưởng chiều cao mà chúng tôi cung cấp ở trên.

Việc đánh giá tình trạng phát triển chiều cao của trẻ trong trường hợp không bình thường cần phải có chẩn đoán rõ ràng từ bác sĩ chuyên khoa mới đưa ra kết luận chính xác.

Với trường hợp trẻ chậm tăng trưởng chiều cao khi cơ thể thiếu hormone tăng trưởng,bệnh thận mạn,  hội chứng Turner,  … sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp bổ sung hormone tăng trưởng.

Giai đoạn vàng để điều trị với trẻ chậm tăng trưởng là từ 4-13 tuổi. Qua thời gian này các hormone tăng trưởng hội trợ điều trị sẽ không còn tác dụng nữa.

Do đó hãy quan tâm tới sức khỏe con trẻ, thường xuyên quan sát sự phát triển của trẻ để khi có dấu hiệu phát triển bất thường có thể kịp thời giải quyết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor